Công Nghệ Tinh Lọc Không Khí Plasma Ion Trong Máy Lọc Không Khí Saniair V1

14/06/2023
988 Lượt xem

Với công nghệ tinh lọc không khí Plasma Ion giúp bạn triệt tiêu các tác nhân ô nhiễm, bụi bẩn và mùi khó chịu trong nhà bạn. Vậy nguyên lỹ hoạt động của công nghệ này là gì? Hãy cùng Sanitec Việt Nam tìm hiểu về cách hoạt động của công nghệ này và chúng tôi đã ứng dụng vào sản phẩm máy lọc không khí Sani Air V1 như thế nào nhé!

Nội dung chính trong bài(Ẩn)

Plasma là gì?

Chúng ta có thể thấy 3 dạng vật chất cơ bản nhất trên trái đất là chất rắn, chất lỏng và chất khí. Plasma là dạng "vật chất thứ tư trên trái đất". Chúng không phổ biến trên trái đất, tuy nhiên trên 99% vật chất thấy được trong vũ trụ tồn tại dưới dạng plasma, vì thế trong 4 trạng thái vật chất, plasma được xem như trạng thái đầu tiên trong vũ trụ. Vậy Plasma là gì? Hãy thử lấy ví dụ với nước, một viên nước đá ở thể răn khi đun nóng lên bằng nhiệt độ nhất định sẽ trở thành nước (ở thể lỏng), khi tăng nhiệt độ lên sẽ bốc hơi trở thành thể khí. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng nhiệt độ lên cao nữa, các electron mang điện âm bắt đầu bứt khỏi các nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử sẽ thành những ion mang điện tích dương. Nhiệt độ càng cao thì lượng electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng nhiều, đây là hiện tượng Ion hóa (điện li) của chất khí hay còn gọi là "Trạng thái Plasma". Như vậy có thể hiệu Plasma là tập hợp của các ion, electron, các phân tử trung tính. Plasma có khả năng phát xạ ở vùng cực tím, khả kiến, và cận hồng ngoại.

Các trạng thái vật chất cơ bản và quá trình chuyển pha giữa các trạng thái

Các trạng thái vật chất cơ bản và quá trình chuyển pha giữa các trạng thái

Plasma trong cuộc sống 

Tuy còn ít được biết đến, rất nhiều những sự vật và hiện tượng xung quanh chúng ta tồn tại ở trạng thái plasma. Plasma là trạng thái vật chất thông thường (không tính đến vật chất tối) phổ biến và phong phú nhất trong vũ trụ. Các nhà khoa học cho rằng hơn 99 % vật chất trong vùng vũ trụ quan sát được tồn tại ở trạng thái này, có thể kể đến như các ngôi sao, tinh vân, không gian liên sao, hay đĩa bồi tụ quanh hố đen [1].

Một ví dụ nổi bật khác là mặt trời, một quả cầu plasma khổng lồ với thành phần chủ yếu là hydro (H) và helium (He). Trên trái đất, plasma có thể được quan sát qua các hiện tượng thiên nhiên với điều kiện đặc biệt như sét hay cực quang. Bên cạnh đó, plasma nhân tạo xuất hiện trong các vật dụng thông thường như đèn huỳnh quang, đèn neon, tv plasma. Cuộn dây Tesla với khả năng phát ra tia lửa điện với tần số và điện áp cao được công bố vào năm 1981 bởi nhà phát minh vĩ đại Nikola Tesla là một ví dụ khác về plasma nhân tạo. Lửa cũng có thể được coi là plasma với mức độ ion hóa thấp.

Các ví dụ về plasma trong cuộc sống

Các ví dụ về plasma trong cuộc sống

Phân loại plasma

Plasma được chia thành hai loại là plasma nóng (thermal plasma) và plasma lạnh (cold plasma). Đối với plasma nóng, nhiệt độ của ion (Ti) và nhiệt độ của electron (Te) ở trạng thái cân bằng, có thể lên đến hàng nghìn kelvin. Do nhiệt độ của plasma nóng rất cao, có khả năng phá hủy mạnh nên công nghệ này được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như hàn, cắt hồ quang, đốt rác.

Trong khi đó, plasma lạnh xảy ra khi một phần nhỏ số phân tử khí được ion hóa (<0.1%). Lúc này, xuất hiện sự mất cân bằng nhiệt độ giữa các phần tử, nhiệt độ của electron rất cao (~10.000 K), trong khi đó nhiệt độ của khối khí chỉ tương đương với nhiệt độ phòng. Các electron với năng lượng cao có thể va chạm với các phân tử khác và kích thích các chuỗi phản ứng hóa học phức tạp. Tuy nhiên do nhiệt độ khối plasma thấp, nên không tạo ra sự phá hủy đến đối tượng được tác động như plasma nóng. Với đặc điểm này, plasma lạnh là một công nghệ rất thích hợp để áp dụng trong ứng dụng sinh học như diệt khuẩn. 

Plasma lạnh ứng dụng trong diệt khuẩn

Plasma lạnh có thể được tạo thành dưới áp suất khí quyển. Khi plasma tương tác với môi trường không khí, các phần tử mang năng lượng cao của khối plasma sẽ va chạm với các phân tử nitơ (N2), oxy (O2) và hơi nước (H­2O) để tạo thành các gốc phản ứng oxy (O3,•OH, H2O2, O2-,..) và các gốc phản ứng nitơ (NO, NO2-, NO3-, HNO2, HNO3, ONOOH).

Các gốc phản ứng nito, oxy có khả năng phá vỡ các liên kết của thành tế bào, thẩm thấu qua màng tế bào, gây biến tính protein, ức chế các enzyme, hay phá hủy DNA và RNA làm giảm khả năng phân bào của vi sinh vật [2].

Ngoài ra, phát xạ tử ngoại cũng có hiệu quả trong việc diệt khuẩn. Không chỉ có các động đến các loại vi sinh vật, plasma còn có khả năng tiêu diệt virut bằng cách phá hủy vỏ bọc capsid và các nuclei acid do các gốc phản ứng oxy [3]. Plasma có khả năng tiêu diệt vi sinh vật và virut cả trong không khí cũng như trên các bề mặt.

 

Các tác động của plasma trong quá trình khử khuẩn.

Các tác động của plasma trong quá trình khử khuẩn.

Plasma lạnh ứng dụng trong làm sạch không khí

Bên cạnh khả năng khử khuẩn, plasma lạnh còn có khả năng loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds – VOCs). VOCs là các loại hợp chất gây ô nhiễm trong không khí gây mùi khó chịu. Do đó, việc ứng dụng plasma để loại bỏ VOCs là rất phù hợp. Dưới tác động của plasma, các phân tử VOCs va chạm với các electron và bị phân hủy thành các gốc tự do. Mặt khác, các gốc phản ứng oxy cũng góp phần kích hoạt các chuỗi phản ứng hóa học trong quá trình phân hủy VOCs. Các chất oxy hóa mạnh như O, OH và HO2 có thể oxy hóa và phân hủy các phân tử VOCs thành CO2 và H2O [4].

Từ lâu nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các giải pháp dùng công nghệ để cải thiện chất lượng không khí, thế nhưng vẫn chưa có một giải nào mang tính toàn diện và tối ưu. Sanitec Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu áp dụng công nghệ Plasma ứng dụng trong máy lọc không khí và khử khuẩn. Ra mắt sản phẩm máy lọc không khí bằng công nghệ plasma SaniAir V1, Sanitec đã tạo nên một môi trường sống an toàn và trong lành, đồng thời đóng góp đáng kể vào việc cải thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng điện cho cộng đồng.

Áp dụng công nghệ plasma vào máy lọc không khí Sani Air V1

Áp dụng công nghệ plasma vào máy lọc không khí Sani Air V1

Sanitec Việt Nam tự hào và tin tưởng rằng với ứng dụng công nghệ plasma trong máy lọc không khí sẽ là giải pháp tối ưu nhất để Quý khách hàng bảo vệ những người thân yêu của mình.

Công nghệ tinh lọc không khí Plasma ion trong máy lọc không khí Sani Air V1

Máy lọc không khí SaniAir V1 của Sanitec Việt Nam đã áp dụng công nghệ plasma đột phá, mang đến nhiều lợi ích bền vững cho khách hàng tốt cho khách hàng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà SaniAir V1 mang lại:

  • Khử khuẩn hiệu quả: Công nghệ plasma được áp dụng trong SaniAir V1 cho phép tiêu diệt tới 99,9% vi khuẩn, virus và các chất gây dị ứng có trong không khí. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
  • Loại bỏ mùi hôi và ô nhiễm không khí: SaniAir V1 sử dụng plasma để phân hủy các chất gây mùi hôi, hóa chất và các chất ô nhiễm trong không khí. Điều này mang lại không gian sống trong lành, trong trẻo và thoáng mát hơn.
  • Cải thiện chất lượng không khí: SaniAir V1 loại bỏ các hạt bụi, phấn hoa và các chất ô nhiễm khác trong không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có dị ứng hoặc bệnh về hô hấp.
  • Tiết kiệm năng lượng điện: SaniAir V1 được thiết kế với công suất tiêu thụ điện thấp và chế độ tiết kiệm năng lượng thông minh chỉ tiêu thụ đến max 7w/ngày. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí điện mà còn thân thiện với môi trường.

Sanitec Việt Nam tự hào về sự tiên phong và đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe cho khách hàng. Với máy lọc không khí SaniAir V1, chúng tôi hy vọng mang đến cho quý khách hàng một không gian sống an lành, trong lành và đáng yêu thương cho những người thân yêu của mình.

Sản phẩm Saniair V1 xứng đáng được lựa chọn là giải pháp bền vững để tìm lại không khí trong lành cho không gian sống của bạn.  Liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 093.638. 2600 hoặc nhắn tin trực tiếp vào fanpage Sanitec Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

>> Đọc thêm: Hiểu về công nghệ Plasma

Tài liệu tham khảo

 [1] “Introduction to plasma physics”, Francis F. Chen, Publisher Plenum Press, 1974

[2] “Nonthermal plasma — A tool for decontamination and disinfection” Vladimir Scholtz et al., Biotechnology Advances 33(6), 2, 2015, 1108-1119. DOI: 10.1016/j.biotechadv.2015.01.002

[3] “The inactivation and destruction of viruses by reactive oxygen species generated through physical and cold atmospheric plasma techniques: Current status and perspectives“ Neha Kaushik et al., Journal of Advanced Research 2022. DOI: 10.1016/j.jare.2022.03.002

[4] “Decomposition of volatile organic compounds using corona discharge plasma technology” Changmin Du et al., Journal of the Air & Waste Management Association 69 (8), 2019, 879-899. DOI: 10.1080/10962247.2019.1582441

093 638 2600093 638 2600